Xương hàm cần phải đảm bảo mật độ xương để cấy ghép Implant
Bản thân mỗi bệnh nhân khi tìm đến phương pháp cấy ghép Implant đều có mong muốn được phục hình răng ngay lập tức. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có xương hàm đủ điều kiện để cấy ghép Implant. Do đó phẫu thuật ghép xương là quá trình chuẩn bị cực kỳ quan trọng cho giai đoạn cấy ghép Implant. Có một vấn đề mà mọi bệnh nhân luôn lo lắng đó chính là ghép xương cấy Implant có đau không hay có an toàn không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Sự thật ghép xương cấy Implant có đau không?
Kỹ thuật ghép xương cấy Implant là một ca phẫu thuật đóng vai trò thiết yếu đối với một số trường hợp bệnh nhân đang muốn sử dụng phương pháp cấy ghép Implant.
Những bệnh nhân không đạt đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép Implant bao gồm:
Mật độ xương hàm của bệnh nhân là quá mỏng hoặc quá yếu (do bẩm sinh).
Phần xương hàm của bệnh nhân bị tiêu đi quá nhiều do mất răng trong thời gian dài.
Phần xương hàm của bệnh nhân bị chấn thương do tai nạn hoặc đang chịu di chứng từ những cuộc phẫu thuật trước.
Với 3 tình huống này, việc cấy ghép Implant không thể diễn ra ngay được mà cần trải qua công đoạn ghép xương hàm để đảm bảo xương hàm của bệnh nhân đủ chắc, khỏe để có thể giữ được trụ Implant.
Một điều luôn khiến bệnh nhân lo lắng đó là phương pháp này có thể gây ra nhiều đau đớn. Trên thực tế, để nói phương pháp này 100% không gây ra đau đớn thì sẽ không đúng nhưng bệnh nhân sẽ được giảm đau đớn hết mức có thể. Nếu được sử dụng thuốc tê chất lượng cũng như đáp ứng đúng kỹ thuật cấy ghép thì bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi khó chịu trong quá trình ghép xương chứ không đến mức đau đớn.
Ghép xương cấy Implant có an toàn như nhiều người nghĩ?
Hầu như tất cả bệnh nhân đều sẽ lo lắng khi biết mình cần phải phẫu thuật ghép xương. Vậy ghép xương cấy Implant có an toàn không?
Thực chất, đây không phải là một ca phẫu thuật quá phức tạp thế nên bệnh nhân có thể bớt lo lắng phần nào và tỉ lệ thành công của quá trình này cũng rất cao.
Về mức độ an toàn, bệnh nhân có thể yên tâm tuyệt đối nếu được ghép xương Implant tại những cơ sở nha khoa uy tín, chuyên nghiệp.
Quy trình ghép xương cấy Implant
Để bạn đọc có thiểu hiểu rõ hơn về phẫu thuật ghép xương cấy Implant, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược về quy trình ghép xương cấy Implant.
Quy trình cụ thể:
Mô phỏng quá trình cấy ghép xương hàm
- Bước 1: Bệnh nhân sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn thân, sức khỏe răng miệng và được chụp phim CT 3D để bác sĩ đánh giá sơ bộ về tình trạng xương hàm hiện tại để đưa ra phương pháp phẫu thuật thích hợp.
- Bước 2: Bệnh nhân sẽ được sát khuẩn, gây tê giảm đau vùng cần cấy ghép hoặc có những trường hợp sẽ cần phải gây mê.
- Bước 3: Thực hiện phẫu thuật theo quy trình sau: Tạo đường cắt dọc niêm mạc sống hàm tương ứng với vùng cần cấy ghép Implant. Tiếp theo rạch dọc về phía ngách tiền đình để tạo không gian đủ rộng cho thao tác phẫu thuật. Tiến hành bóc tách phần niêm mạc màng xương để lộ ra phần xương cần cấy ghép.
- Bước 4: Khi đã thực hiện đủ những đường rạch này, bác sĩ sẽ tiến hành khoan thủng vỏ xương bằng mũi khoan thích hợp.
- Bước 5: Bệnh nhân sẽ được đặt bột xương nhân tạo (bột xương này sẽ được trộn với máu của bệnh nhân hoặc nước muối sinh lý).
- Bước 6: Sau khi đã đặt bột xương xong, bác sĩ sẽ tiến hành đặt màng che phủ bột xương và cố định lớp màng này lại.
- Bước 7: Để kết thúc quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ khâu đóng vạt niêm mạc lại.
Bột xương được dùng trong cấy ghép
Chú ý gì sau khi ghép xương cấy Implant
Bệnh nhân nên nhớ một vài chú ý sau khi ghép xương cấy Implant để có thể bảo vệ bản thân mình tốt nhất.
Khi đã kết thúc phẫu thuật, bệnh nhân vẫn sẽ bị chảy máu và thường thì máu sẽ tự động ngừng chảy sau khoảng 30 phút.
Phần được phẫu thuật có thể sẽ sưng tấy nhẹ, bệnh nhân có thể chườm đá bên ngoài để bớt cảm giác khó chịu.
Bệnh nhân cũng có thể sốt nhẹ ở mức 38°C.
Bệnh nhân không nên dùng bất cứ vật gì kể cả lưỡi để chạm vào vùng vừa mới ghép xương. Cũng nên hạn chế bớt những tình huống hắt hơi hay ho mạnh.
Bệnh nhân nên vệ sinh thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Phải tuyệt đối bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia trong ít nhất 2 tuần. Tốt nhất bệnh nhân nên bỏ hẳn việc sử dụng những chất kích thích này.
Việc ăn uống sau phẫu thuật cũng nên kiêng cữ, bệnh nhân nên sử dụng những loại thức ăn mềm, dễ nuốt, hạn chế nhai quá nhiều. Ngoài ra nên bổ sung những viên uống dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.