Ghép xương ổ răng là phẫu thuật cần thiết cho cấy ghép Implant
Trong thực tế, không phải mọi cuộc phẫu thuật đều diễn ra suôn sẻ từ bước đầu tiên mà sẽ có những trường hợp cần phải thực hiện thêm những phẫu thuật phụ để phục vụ cho mục đích cuối cùng. Và trong cấy ghép Implant, phẫu thuật ghép xương ổ răng đóng một vai trò rất quan trọng.
Thế nào là ghép xương ổ răng trong Implant
Trước khi tiến hành thực hiện cấy ghép Implant, bệnh nhân cần tìm hiểu tất cả những ca phẫu thuật liên quan để phục vụ cho việc ghép Implant được hoàn thành tốt nhất. Vậy thế nào là ghép xương ổ răng trong Implant?
Ghép xương ổ răng là một phẫu thuật tiền Implant đang được ứng dụng rất nhiều trong việc điều trị răng bằng phương pháp Implant.
Về mặt kỹ thuật, cấy xương ổ răng được thực hiện bằng cách sử dụng xương từ vùng khác trên cơ thể con người để ghép vào xương hàm. Việc này nhằm mục đích tăng chiều rộng, chiều sâu của xương hàm để thực hiện việc cấy ghép Implant.
Quy trình ghép xương ổ răng trong Implant
Để cho bạn đọc bớt bỡ ngỡ, chúng tôi sẽ giới thiệu một chút về quy trình ghép xương ổ răng để các bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình này.
Quy trình thực hiện ghép xương ổ răng
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được kiểm tra tổng quát, chụp X – quang để xác định tình trạng tiêu xương, chiều cao, chiều rộng và độ dày của xương. Từ đó có thể tính toán được lượng xương cần phải cấy ghép bao nhiêu là đủ. Công đoạn này sẽ được thực hiện bởi phần mềm chuyên dụng nên sẽ hạn chế được tối đa những sai số trong phẫu thuật.
Kế đến đó, bệnh nhân cần phải trải qua quá trình kiểm tra sức khỏe để đảm bảo có đủ khả năng thực hiện việc ghép xương ổ răng. Tình trạng của bệnh nhân sẽ được theo dõi trên máy tính về quy trình thực hiện việc cấy ghép xương là thế nào, để không bị bỡ ngỡ và lo lắng.
Ghép xương ổ răng giúp việc thực hiện trồng Implant đạt được mục đích
Việc thực hiện ghép xương ổ răng sẽ được diễn ra trong môi trường phòng mổ vô trùng. Bệnh nhân sẽ được gây tê để tránh đau đớn và bớt khó chịu khi thực hiện.
Bác sĩ sẽ rạch một đường ở vị trí nướu cần thay răng, xương hàm sẽ lộ ra, sau đó sẽ thực hiện việc ghép xương vào vị trí này. Công đoạn này có thể hiểu đơn giản đó là làm đầy xương.
Sau thị thực hiện xong, bệnh nhân sẽ một lần nữa được kiểm tra và đánh giá kết quả. Bằng việc chụp phim toàn mặt và chụp cắt lớp 3D để kiểm tra mật độ cũng như độ bền của xương sau khi ghép.
Những chú ý sau khi ghép xương ổ răng trong Implant
Dưới đây là những chú ý sau khi ghép xương ổ răng trong Implant mà bệnh nhân nên tuân theo để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
Chú ý sau khi ghép xương ổ răng
- Bệnh nhân nên thay đổi chế độ ăn uống: Tránh thức ăn và nước uống nóng trong 24h đầu. Nên ăn thức ăn mềm và lỏng vào ngày đầu tiên sau phẫu thuật để đảm bảo răng có thể làm quen dần, sau đấy quay lại chế độ ăn uống bình thường càng sớm càng tốt trừ khi được hướng dẫn khác. Và nên nhớ phải uống nhiều nước.
- Để giảm đau: bệnh nhân có thể sử dụng 1 hoặc 2 viên Tylenol (có thể dung Tylenol extra) uống mỗi 3 đến 4 giờ. Bên cạnh đó, bệnh nhân vẫn phải uống thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Bệnh nhân nên vệ sinh răng miệng đúng theo những chỉ dẫn của bác sĩ, không nên làm theo thói quen bình thường. Sau khi phẫu thuật, sử dụng Betadine pha loãng hai lần mỗi ngày, sau bữa sáng và trước khi đi ngủ. Súc miệng trong ít nhất 30 giây rồi nhổ ra. Nên súc miệng bằng nước muối ấm, nhạt như nước canh, ít nhất 4-5 lần một ngày, đặc biệt là sau khi ăn.
Vệ sinh răng là cần thiết nhưng phải đúng cách
Bệnh nhân cũng không được đánh răng vào vùng phẫu thuật ghép xương trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Từ ngày thứ hai trở đi có thể đánh răng xung quanh vùng phẫu thuật nhưng phải sử dụng bàn chải lông mềm và đánh nhẹ nhàng.
Bệnh nhân không nên sử dụng hàm giả ngay sau khi phẫu thuật. Đây là trường hợp đặc biệt, chỉ sử dụng khi đã có những chỉ dẫn từ phía bác sĩ.
Giữ các hoạt động thể chất ở mức tối thiểu trong 1 tuần sau phẫu thuật. Nếu bạn chơi thể thao, bạn có thể bị đập vào vùng phẫu thuật hoặc chảy máu.